(lưu ý đây là quy chuẩn trong sách How to Teach Your Baby to Read gốc của Glenn Doman hướng dẫn bằng tiếng Anh, đối với tiếng Việt chúng ta chỉ cần tuân thủ chiều cao chữ là 7.4cm và nét chữ 1.25cm, chiều dài tuỳ từ ngắn hay dài)
− Kích thước: 15,24 cm x 55,88 cm, bìa cứng, màu trắng.
− Chữ: chiều cao 7,4 cm, dùng chữ thường, nét chữ rộng 1,25 cm hoặc hơn, dùng chữ in, đồng nhất. Lề xung quanh hơn 1 cm, không cần quá cầu kỳ vì sẽ phải làm rất nhiều.
− Chữ ban đầu sẽ to, màu đỏ, sau giảm dần và chuyển sang màu đen.
− Phía sau thẻ: viết lên góc trái nội dung của thẻ. Có thể làm thẻ in hai mặt để tiết kiệm chi phí in ấn vì cần dạy trẻ rất nhiều từ.
− Nên chuẩn bị 200 từ đơn trước khi bắt đầu, phải chuẩn bị thẻ thật nhanh, nhiều để đáp ứng tốc độ.
− Cầm thẻ tay trái: đỡ thẻ bằng tay trái và dùng ngón cái giữ 1 bên, 1 ngón còn lại giữ 1 bên.
− Tráo bằng tay phải, tráo từ sau ra trước để nhìn được tên thẻ và cũng cầm thẻ ở giữa.
− Đưa thẻ các trẻ 45-60cm, cao hơn tầm với của trẻ.
− Nói để trẻ sẵn sàng và tập trung, và tráo thật nhanh.
− Khi xong thì hoan hô, khen và ồ dê 1 cái
− Bắt đầu từ từ đơn -> từ ghép -> cụm từ -> câu -> sách
− Khi tăng từ thì nên dựa vào những từ đã học (từ từ đơn sang từ ghép)
− Bắt đầu từ các nhóm từ quen thuộc, trong nhóm cũng dạy các từ quen thuộc trước.
− Danh sách các từ
• Thành viên trong gia đình: bố, mẹ, ông, bà, tên trẻ, anh, chị, v…v…
• Các đồ vật trong nhà: ghế, bàn, cửa, cửa sổ, tường, giường, bồn tắm, tivi, lò sưởi, tủ lạnh, ghế sofa, nhà vệ sinh, v…v…
• đồ dùng của trẻ: xe tải, chăn, tất, cốc, thìa, quần, giầy, bóng, xe đạp, bàn chải, gối, chai, bút, bảng, v…v…
• thức ăn: bột, cháo, sữa, cam, táo, dưa hấu, trứng, bơ, chuối, v…v…
• các con vật: cá, voi, sư tử, chó, mèo, chuột, kiến, sâu, bướm, v…v…
• các hành động: uống, ngủ, đọc, ăn, đi bộ, ném, chạy, nhảy, bơi, cười, leo trèo, bò, ngồi, v…v…
− Ghép các từ đã học với nhau thành các từ ghép, có thể lồng ghép thêm các từ mới.
– Ghép các từ chỉ màu sắc với danh tư như: banh vàng, bưởi xanh v.v…
− Màu sắc: đỏ, tím, xanh da trời, cam, vàng, đen, hồng, trắng, xám, xanh lá cây, nâu, tím nhạt, v…v…
− các từ trái nghĩa: to, nhỏ, dài, ngắn, béo, gầy, phải, trái, sạch, bẩn, vui vẻ, buồn, bằng phẳng, gồ ghề, rỗng, đầy, đẹp, xấu, tối, sáng, v…v…
− Câu hoàn chỉnh hơn: bổ sung trạng từ và tính từ vào các cụm từ bước 3, ví dụ bước 3 là “mẹ đang ăn”, thì giờ là “mẹ đang ăn một quả chuối màu vàng”. Cỡ chữ bây giờ còn 5 cm. Học xong câu có thể cho trẻ chuyển qua đọc sách.
− Có thể tạo ra các câu lạ. Ví dụ: bố đang ôm quả dâu, v…v… Việc ghép thành câu sẽ là 1 trò chơi thú vị, đôi khi nghe thật lạ nhưng thật vui.
− Sẽ rất hay nếu từ 50 từ ghép thành thật nhiều câu.
− Có thể dùng thẻ nhỏ hơn, giảm cỡ chữ (2,5cm), tăng số từ, chuyển sang chữ màu đen. Cỡ chữ giảm từ từ để trẻ quen.
− Bắt đầu từ sách ít chữ, chữ to.
• Trẻ dưới 2 tuổi: 2,5 – 5cm
• Trẻ 3 tuổi: 2cm
− Chọn sách:
• chứa 50 đến 100 từ
• mỗi trang nhiều hơn 1 câu
• cỡ chữ phù hợp >= 2cm
• văn bản ra trước, hình minh họa ra sau
• nội dung sinh động, thú vị, hấp dẫn
Bắt đầu với trẻ dưới 3 tháng tuổi
− Cần dùng chữ cực to: thẻ 15x55cm, chữ cao 12,5cm, rộng 2cm, font in đậm.
− Nếu trẻ mới sinh, bắt đầu từ 1 từ đơn lẻ, tên con là tốt nhất.
− Khi đang bế con, đặt từ cách con 45cm, giữ nguyên và chờ đợi, trẻ sẽ đưa mắt tìm, khi con đã đưa mắt đến thẻ, gọi tên con to và rõ ràng, chờ 1-2 giây rồi cất đi. (không rung lắc để thu hút trẻ vì làm như vậy thật ra làm trẻ khó tập trung).
− Ngày đầu tiên: đưa từ đó 10 lần hoặc hơn.
− 6 ngày tiếp theo: bỏ từ cũ, dạy 1 từ mới, cũng 10 lần.
− 2 tuần tiếp theo: lặp lại như tuần đầu.
− Tuần thứ 4 làm như tuần đầu nhưng với 1 bộ từ mới, mỗi ngày 1 từ, 10 lần.
Kiểm tra là để thể hiện ra những gì trẻ không biết, vì thế, đừng hỏi: đây là chữ gì, mà hãy để trẻ chọn:
− Trẻ dưới 2 tuổi: bạn show ra 2 tấm thẻ chuối và táo, bạn hỏi đâu là chuối, nếu trẻ chọn chuối thì bạn reo mừng, nếu trẻ chọn táo thì bạn bảo đây là táo còn đây mới là chuối một cách nhẹ nhàng và nhiệt tình nhất, và vẫn khen con bạn vì dù sao thì con bạn cũng đã cố gắng.
− Trẻ 2 tuổi: bạn hỏi Sáng nay con ăn bánh với quả gì?
− Trẻ 3 tuổi: Quả gì vừa dài vừa ngọt lại có màu vàng?
− Trẻ 4 tuổi: quả nào được trồng ở Braxin?
− Trẻ 5 tuổi: quản nào chứa nhiều chất khoáng Kali hơn?
− Một câu hỏi hay là 1 câu hỏi luôn tạo ra cách giải quyết vấn đề.
− Hãy tạo ra các trò chơi.
− Mỗi lần học, tối đa chỉ hỏi 1 lần.
− Nếu con bạn ko thích thì ko nên ép và ko dùng nữa.
− Đừng làm con bạn chán nản: 2 sai lầm thường gặp nhất là tiến trình học chậm và kiểm tra bài, đặc biệt việc hỏi đi hỏi lại cùng 1 câu hỏi.
− Đừng gây áp lực cho con: chỉ dạy khi con hứng thú, ko được ép.
− Đừng gây căng thẳng: chỉ dạy khi bạn thấy thoải mái. Khả năng cảm nhận của trẻ rất nhạy.
− Hãy vui vẻ: càng hăng hái, càng vui vẻ thì càng hiệu quả. Dùng những từ như “ái chà”,
− Hãy sáng tạo:
− Trả lời mọi câu hỏi của con: trả lời nghiêm túc và chính xác nhất có thể.
− Mang đến cho con những thứ đáng học.
Hi vọng qua bài viết này bạn có thể dạy cho con bạn biết đọc chữ thật dễ dàng và tạo niềm yêu thích đọc sách ngay từ nhỏ. Tôi đã làm được điều này và rất dễ dàng thì tại sao bạn lại không làm được?