Trong quá trình trao đổi với hàng ngàn phụ huynh tại Việt Nam tôi đã rút ra một số lỗi cơ bản mà mọi người thường gặp phải:
Bạn nên biết rằng quá trình dạy chữ cho trẻ mỗi ngày chỉ tốn rất ít thời gian nhưng phải đều đặn và kéo dài ít nhất là 6 tháng đến 1 năm mới có kết quả. Nếu như bạn chỉ mới dạy vài ngày hoặc vài tuần mà mong muốn con biết đọc được thì vô lý quá.
Bạn cứ nghĩ xem nếu như bạn chỉ tập trung dạy trẻ không thôi thì trẻ sẽ nhanh chán. Bởi vì trẻ chưa hiểu mục đích của việc học này là như thế nào. Bạn cần phải tạo một môi trường toàn là chữ cho trẻ. Ví dụ như khi đi công viên bạn phải chỉ và đọc thật to, rõ cho trẻ bảng hiệu tên công viên mà trẻ đi. Khi đi ngoài đường có những biển quảng cáo như: Cháo, phở,v.v.. cũng đọc cho trẻ. Về nhà chỗ nào trong nhà bạn có chữ bạn cứ chỉ cho trẻ xem. Dần dần trẻ sẽ hiểu ra những thẻ mà bạn dạy cho trẻ cũng giống với những chữ mà trẻ gặp trong cuộc sống hằng ngày và từ đó trẻ sẽ thích học chữ.
Bạn có thể tăng cường việc nhìn chữ của trẻ bằng cách mua những quyển sách về đọc cho trẻ nghe. Nguyên tắc chọn sách đó là ban đầu mua những quyển sách ít chữ, to rõ và mỗi trang 1 hình. Nếu trẻ nào hay xé sách hãy mua những quyển bìa thật cứng. Hiện tại trên thị trường có rất nhiều quyển dạng như: hình học, động vật, các loại chim, màu sắc v.v.. khoảng 10-15 quyển. Sau khi trẻ đã học hết những quyển này có thể tăng lên 1 cấp cao hơn đó là quyển 1 trang có 1 câu. Đây là những quyển sách mầm non ngắn, chữ to rõ.
Để gia tăng tình cảm của trẻ với mẹ, bạn phải chơi với con thật nhiều ( mỗi ngày ít nhất 30-60 phút). Chơi các trò vận động, các trò chơi tiếp xúc. Ví dụ như ú oà, xích đu tiên, tàu bay( xốc nách trẻ xoay vòng vòng) v.v… Trẻ con rất thích chơi các trò này đặc biệt là với mẹ.
Đối với những trẻ lớn bạn cho trẻ chơi các trò xếp hình, thả hình khối vào hộp v.v… khi trẻ chơi xong trò thứ 1 bạn cất đi và cho trẻ chơi đến trò thứ 2, rồi lại cất đi đến lúc này bạn hãy lấy bộ thẻ ra và coi như đây là một trò chơi thứ 3. Bạn hãy tráo thẻ cho trẻ xem.
Nếu như trẻ chưa thích xem thì hãy cứ tráo đủ số thẻ và coi như mình tự chơi trò này một mình. Bạn hãy ngồi kế bên con, tự tráo và đọc thẻ. Dần dần trẻ cũng tò mò và muốn chơi chung trò này cùng bạn. Mỗi lần tráo thẻ xong hãy khen ngợi trẻ là con rất ngoan, mẹ rất vui v.v…
Xem thêm: