Con hay cắn, đánh bạn bè thậm chí cả anh em trong nhà, xử lý làm sao?
Nếu mom thấy con có hành vi cấu, cắn bạn khác, đừng vội nghĩ con tăng động hay có biểu hiện không bình thường nhá, tội con . Đó là hành vi thông thường với trẻ đang ở trong đội tuổi học cách sử dụng ngôn ngữ. Trẻ càng chưa biết sử dụng ngôn ngữ, thì trẻ càng có những hành động như vậy để “Thay lời muốn nói”.
Phần lớn nguyên nhân trẻ có hành vi cấu cắn bạn là do tranh giành thôi. Nếu con cắn bạn, đừng phân giải xem ai là người sai, ai là người “dành chiến thắng”. Điều này không tốt cho cả 2 bé về mặt giáo dục tư duy và tâm lý.
Hãy quan tâm tới đứa trẻ bị cắn trước. Trẻ bị cắn cần được quan tâm và hỏi thăm, trong khi đó, hãy để con bạn quan sát hành động đó. Đừng đánh hay trách mắng gì con, vì “VŨ LỰC LUÔN LÀ ĐIỀU TỒI TỆ NHẤT”, cứ để con quan sát thôi. Khi vỗ về bé bị cắn xong, hãy hỏi con, đại ý là có biết hành động đó của con khiến bạn đau lắm không? Sau đó đề nghị con hỏi thăm và hỗ trợ với mẹ giúp bạn giảm đau.
Tập trung vào việc quan tâm tới trẻ bị thương và để con nhận lỗi là giúp con hiểu dùng bạo lực không bao giờ đúng cả. Nguyên nhân của việc đó có là gì đi nữa thì cứ dùng bạo lực là sai rồi. Không cần quá chú trọng giải thích “Tại sao không nên dành đồ”, “Tại sao nên nhường”,… thay vào đó hướng con tới cách xử lý.
Ngay lúc đó, hoặc dần dần, con sẽ nhận ra đó không phải cách giao tiếp tốt đẹp gì và tự tìm cách giao tiếp thay thế (hoặc hỏi cha mẹ để biết).
Với anh em trong nhà thì góc nhìn sẽ khác đi một chút.
Việc con hay chọc ghẹo, đứa khóc đứa méc, thậm chí cấu cắn, đánh nhau xuất phát từ cha mẹ mà ra. Việc cha mẹ hành xử hàng ngày sẽ quyết định tính “ích kỷ” của con được đánh thức hay không.
Mặc dù tâm can mỗi người đều cho rằng mình yêu thương các con như nhau, nhưng một số hành vi của chúng ta đối với 2 con lại vô tình đánh thức tính “ích kỷ” trong con. Ví dụ:
-
Khi ăn: Na ăn nhanh thế này cơ mà, Mít ăn chậm quá, thua em rồi
-
Khi ngủ: Na hư thế nhỉ, chẳng ngủ ngoan như em, nhìn em ngủ ngoan thế kia cơ mà, phải như em chứ
-
Khi chơi: Na nhường em đi, em Mít bé hơn con mà (mặc dù 2 đứa đều bé =))))))) )
-
Thể hiện tình cảm: Mít ăn đi rồi Mẹ thương con nhiều hơn chị Na nhé.
Đặc điểm của những câu nói ấy là gì? Chúng mang tính chất sự chia rẽ. Trong những hành vi của cuộc sống, chúng ta vô tình tạo sự chia rẽ trong thâm tâm các con của mình. Khi con cảm thấy mình đang bị thua thiệt, tính ích kỷ sẽ được đánh thức để con dành lại sự yêu thương, chăm sóc về lại với mình.
Hãy ngưng những hành vi gây chia rẽ và dành thời gian cho sự hợp tác
Kiếm những trò chơi để các con hợp tác, hay đơn giản là cùng nhau chơi vui. Khi 2 con cùng chơi vui, cùng mục tiêu thì sự ích kỷ sẽ nhường chỗ cho tinh thần hợp tác. Tất nhiên, trong quá trình chơi sẽ xảy ra xung đột giữa các con. Lúc này mẹ sẽ phải giải quyết một cách công bằng. Dạy trẻ cách lắng nghe khi có xung đột, để con tự nhận xét lỗi sai – đúng của anh chị em.
Con chơi với nhau mẹ lại càng nhàn